the sound of science

Have you ever asked yourself, what is the sound of science? For those who work in a basic research lab, the sound of science could well be absolutely… no sound at all.

the sound of science

Have you ever asked yourself, what is the sound of science?

For some of us, the sound of science starts with the cry of so many people. They could be those who are suffering from hunger, poverty. They could be crying for the lost of the dearest ones in their family, due to a pandemic or a deadly disease with no cure.

For some others, the sound of science coming from a tedious noise of a dot matrix printer in the corner of an old fashion research office. Those who were doing research in the 1980s and 1990s would never forget such kind of printer. They might just get done with some programming source codes, looking impatiently at the printer movement, so that they could sit down with their team mates to review the printed algorithms of an unsolved problem, pages after pages of punched paper.

For those who work in a basic research lab, the sound of science could well be absolutely… no sound at all. That is when a feeling of emptiness engulfs the researcher, after he or she spent days and nights on an experiment then suddenly realized empty-handed: the results came back useless. Sitting there in the lab alone, in the middle of the night, thousands miles from the beloved ones, absolutely hopeless. The researcher then could not help but put on a coat, trudged out of the lab, into the opening with freezing air, back to a cheap rented apartment, try not to cry and at the same time not to fall on the icy pavement of a city full of strangers.

In everyday life, such sound of science could simply be the clicking of the desktop keyboard, countless key strokes. And then, a “ting” sound from the mailbox. The new mail, however, is just another message informing a rejected manuscript. One after another, sometimes, a research concept seems to never see the daylight of recognition from the peer scientific community, or worse, the funding agency and even the boss. Skeptic, prejudice, and discrimination cast a shadow on the scientific career of so many scientists, breaks them into pieces.

Yes, there have been many tones of sound of sciences. True scientists usually don’t have the longing for the trumpets, sweet songs and appraisal. They don’t do science to be on the spotlight. They just want science triumphs over suffering of mankind. The sound of hopeless patients, the painful call for help of the underserved community are echoing in the mind of those scientists. Problems unsolved, diseases with no cure, pain without solution, those are the driving forces that motivate them not to give up, never to give up. The empathy and courage give them strength. They don’t waste time for the unimportance. Their heart and mind are to serve the others, for the public good.

Have you ever asked yourself, what is the sound of science? A crying sound of desperate, over a failure? A static sound of a hard-drive, when a computer is doing some data crunching? Why bother defining a sound of science? True inventors and brilliant scientists don’t make noise. They don’t need to and don’t want to. Their works are the magnificent harmony.

Katalin Karikó cherished her first encounter with some rare roses at VinUni. She took pictures after pictures of them with joy, in a quiet spring day. The walking trail was still fresh after morning rain. I could hardly hear her phone camera shutting. Maybe because I kept a distance, so that she could embrace small rosebuds in her own pace. She did it with full attention and determination. Maybe that attentive mindset is her inner strength. For one instance, she turned and I took this photo using my own smart phone. The next day, before her departure, I told her that I already sent her that photo via email. She admitted that she did not have time to check new mails yet. Then I said I may have a piece of writing, inspired by the great minds I met in person in the last few days and that I may want to use this photo, she agreed right away. To my memory, she looks great, full of pride, confidence and energy, yet humble, as always.


thanh âm của khoa học

Đã khi nào bạn dừng lại và tìm cách lắng nghe, xem khoa học thể hiện qua những âm thanh, tiếng động như thế nào?

Với một số người, âm thanh của khoa học khởi nguồn từ tiếng khóc than của bao người. Đó có thể là tiếng than của những con người đói nghèo cùng cực. Đó cũng có thể là nỗi xé lòng của ai đó vừa mất đi người thân yêu nhất, vì dịch bệnh, hoặc do những căn bệnh nan y.

Với một số người khác, âm thanh của khoa học chính là tiếng kẽo kẹt phát ra từ chiếc máy in kim đặt trong một góc khuất của phòng nghiên cứu. Ai từng làm khoa học ở thập kỷ 1980 hay 1990 hẵn không bao giờ quên những chiếc máy in như thế. Họ có thể từng viết xong vài dòng mã lập trình, dán mắt vào chiếc máy in, mong đến lúc băng giấy in xong, để có thể cùng nhóm thảo luận thuật toán đang trăn trở, nhằm giải quyết một vấn đề hóc búa nào đó. Từng trang từng trang giấy cuộn lỗ hai bên tuôn ra chầm chậm…

Với nhiều người làm việc trong các labô nghiên cứu cơ bản, thanh âm của khoa học rất có thể là... sự thinh không tuyệt đối. Đó là khi cảm giác trống rỗng nuốt trọn nhà nghiên cứu, sau nhiều ngày tháng gian nan với một thực nghiệm quan trọng, để rồi nhận ra rằng kết quả thu được hoàn toàn vô vọng, không như mong muốn. Ngồi thừ ra đó, cô độc giữa đêm khuya, xa cách người thân hàng ngàn cây số, hoàn toàn tuyệt vọng. Nhà khoa học không biết làm gì hơn, chỉ có thể khoác áo choàng, lê bước khỏi phòng thí nghiệm, vào màn đêm cóng lạnh, quay về phòng trọ tồi tàn, vừa đi vừa cố không bật khóc, dò dẫm để không ngã trên vỉa hè băng trơn tuột, nơi đất khách quê người.

Ngày lại ngày, cuộc đời làm khoa học nhiều khi chỉ đơn giản là tiếng lách cách khi gõ bàn phím, không biết bao nhiêu lần. Và rồi tiếng “ting” lạnh lẽo từ hộp điện thư, báo hiệu một bức thông điệp mới đến, rất có thể chính là thư từ chối bản thảo một bài báo khoa học đã gửi đăng. Hết lần này tới lần khác, nhiều lúc là một đề cương nghiên cứu không được sự chấp thuận của người bình duyệt, hay tệ hơn là sự bác bỏ của nhà tài trợ, cấp quản lý cao hơn. Hoài nghi và sự kỳ thị phủ bóng lên không ít những nhà khoa học trong đời, bẻ gục ý chí của họ.

Vâng, có biết bao nhiêu cung bậc âm thanh của khoa học. Những nhà nghiên cứu đích thực không màng đến tụng ca, tưởng thưởng, đàn sáo tưng bừng. Họ đâu làm khoa học để trở thành nổi tiếng. Họ ước vọng mang tri thức cứu rỗi những khổ đau của con người. Tiếng than vô vọng của người bệnh, nỗi thống khổ cần cứu giúp của những cộng đồng thiệt thòi vang vọng trong tâm khảm những nhà khoa học thực thụ. Vô vàn những vấn đề nan giải, bệnh tật chưa có thuốc chữa, nỗi đau cần được gắn lành, đó là động lực để nhà khoa học không lùi bước, không bao giờ bỏ cuộc. Sự thấu cảm và lòng cam đảm chính là ngọn nguồn sức mạnh. Họ không phung phí thời gian vào những điều tầm thường. Trái tim và khối óc của họ là để phụng sự, đem điều tốt cho mọi người.

Đã khi nào bạn dừng lại và tìm cách lắng nghe, xem khoa học thể hiện qua những âm thanh như thế nào? Một tiếng khóc tuyệt vọng vì thất bại? Hay tiếng ổ cứng chạy ro ro khi máy tính đang xử lý dữ liệu? Tại sao phải bận tâm về những thanh âm của khoa học? Những nhà phát minh, những bộ óc khoa học kiệt xuất không ồn ào. Họ không cần và thực tâm không muốn. Những gì họ tạo ra cho thế giới đã là một bản giao hưởng với những hòa âm tuyệt đẹp.

Katalin Karikó tận hưởng cuộc gặp gỡ đầu tiên với vườn hồng ở VinUni. Bà chụp ảnh những đóa hồng với niềm vui sướng, hết bông này tới bông khác, trong một ngày mùa xuân tĩnh lặng. Những lối đi quanh co vẫn còn ướt đẫm sau cơn mưa sáng. Tôi dường như không nghe thấy tiếng chụp hình từ camera trên điện thoại của bà. Cũng có thể vì tôi đứng khá xa, ngõ hầu dành sự riêng tư để bà tận hưởng những khóm hồng. Bà chăm chút từng khóm một, chụp cẩn trọng. Phải chăng sự tập trung vào từng khoảnh khắc chính là sức mạnh ẩn chứa bên trong người đàn bà này. Trong một tích tắc, bà quay lại, bắt gặp tôi đang chụp bà bằng điện thoại, bà cười hiền. Trước khi bà rời Hà Nội, tôi nói riêng với bà rằng tôi đã gửi bức ảnh mình chụp qua điện thư. Bà thú nhận rằng chưa kịp mở điện thư vì quá bận. Khi tôi ngỏ ý sẽ viết vài dòng, về những cảm xúc mấy ngày vừa qua, khi có dịp gặp gỡ những con người kiệt xuất, và dùng cả bức ảnh này, bà lập tức ưng thuận. Trong tôi, ký ức về bà luôn đầy nhiệt huyết, khẳng khái, tự tin mà bình dị.


Writer/Tác giả: Kự Linh